Những quy định nên biết về hợp đồng đặt cọc mua đất

Hiểu như thế nào vềhợp đồng đặt cọc mua đất? Các nội dung của chúng gồm những gì? Những nội nào cần lưu ý trong hợp đồng đặt cọc. Tất cả thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. 

hợp đồng đặt cọc mua đấthợp đồng đặt cọc mua đất

Khái niệm về hợp đồng đặt cọc mua đất? 

Theo Điều 328 Luật Dân sự, hợp đồng đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong khoảng thời gian đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng.

Nếu hợp đồng mua bán đất được thực hiện thì số tiền đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào tổng số tiền của lô đất. Nếu bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng mua bán đất đai thì số tiền đã đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. 

Ngược lại, bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng mua bán. Bên nhận đặt cọc phải hoàn trả lại số tiền cho bên đặt cọc hoặc căn cứ vào sự thỏa thuận khác giữa hai bên.

Nội dung của mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

hợp đồng đặt cọc mua đấtMỗi hợp đồng đặt cọc mua bán đều có điểm chung và điểm riêng tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Đối với hợp đồng đặt cọc đất đai cũng tuân thủ theo quy định chung nhưng có vài điểm khác biệt. Hãy xem các nội dung trong mẫu hợp đồng này để hiểu rõ hơn nhé!

  • Thông tin chung của hai bên: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Bao gồm họ tên, địa chỉ, chứng minh thư/căn cước, địa chỉ,….
  • Đối tượng của hợp đồng đặt cọc: Là tài sản phải giao và công việc phải làm hoặc không được làm. Thông thường tài sản phải ghi cả số và chữ nhằm đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch. 
  • Số lượng, chất lượng: Phần này thể hiện bằng diện tích của mảnh đất cùng với đặc điểm nổi bật của lô đất đó. 
  • Giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán: Ghi chi tiết tổng số tiền của lô đất cả số và chữ. Đồng thời, nêu rõ phương thanh toán toán cụ thể. 
  • Địa chỉ, thời gian và phương thức thực hiện hợp đồng.
  • Các quyền, nghĩa vụ của các bên (bao gồm nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí).
  • Hình thức xử phạt khi vi phạm.
  • Phạt vi phạm hợp đồng.
  • Các nội dung liên quan khác.
  • Ký và ghi rõ họ tên hai bên, bên thứ 3 làm chứng.

Đó là các nội dung chính bên trong mẫu hợp đồng đặt cọc đất đai. Mỗi phần đều được cung cấp thông tin cụ thể. Hạn chế tẩy xóa thông tin cũng như sử dụng câu chữ không rõ nghĩa. 

Những nội dung trong hợp đồng đã được quy định sẵn và khó chỉnh sửa. Nếu hai bên có thỏa thuận, có thể làm thêm bảng phụ lục kèm theo nhằm phân định trách nhiệm và nghĩa vụ hai bên. 

Những lưu ý khi điền các nội dung hợp đồng đặt cọc mua đất

Để đảm bảo quyền lợi cho bạn trong quá trình đặt cọc mua bán đất đai, bạn cần lưu ý các thông tin sau: 

Số tiền đặt cọc bao nhiêu hợp lý?

hợp đồng đặt cọc mua đất

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về số tiền trong giao dịch mua bán đất đai. Số tiền đặt cọc nhiều hay ít chỉ mang tính chất uy tín và thiện chí của người mua đất. 

Vì thế, để tạo sự đồng thuận hai bên, số tiền đặt cọc sẽ do hai bên tự thỏa thuận và đưa ra con số cụ thể phù hợp với hai bên. Tuy nhiên, số tiền đặt cọc không vượt quá 20% tổng số tiền lô đất.

Hợp đồng đặt cọc cần phải công chứng 

Để tránh rủi ro, hợp đồng đặt cọc cần được công chứng tại Ủy ban Nhân dân xã phường nơi cư trú. Khi hợp đồng được công chứng, mọi thông tin khó thể tẩy xóa và bổ sung khác, đặc biệt là số tiền đặt cọc. 

Chính vì vậy, cách tốt nhất là đem bản hợp đồng lên cơ quan chính quyền địa phương công chứng và được cán bộ lưu lại một bộ. Nếu có sự tranh chấp, có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan địa phương.

Hợp đồng đặt cọc mua đất là căn cứ cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi cho bạn trong quá trình chờ thực hiện bước tiếp theo của hợp đồng mua đất. Vì vậy, những thông trên sẽ nhắc nhở bạn ghi nhớ các nội dung quan trọng nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng đặt cọc. 

Bài viết liên quan