Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Việt Nam hiện hành

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một khoản phí được coi là nghĩa vụ tài chính đối với mỗi người có quyền sử dụng đất phải nộp hàng năm. Có những trường hợp không phải nộp do được miễn và cũng có những quy định khác nữa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam để hiểu rõ hơn các quy định về loại thuế này.

luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Khái niệm về thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất là một khoản người dân phải nộp vào ngân sách nhà nước mà người sử dụng đất thực hiện trong quá trình sử dụng đất được nhà nước và thuộc đối tượng phải chịu thuế. Trong thuế sử dụng đất sẽ phân loại thành thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở là 0,03% đối với phần diện tích trong hạn mức cho phép và 0,07% đối với phần diện tích vượt hạn mức cho phép không quá 3 lần hạn mức, 0,15% đối với phần diện tích vượt quá 3 lần hạn mức. Còn với đất phi nông nghiệp cho sản xuất, kinh doanh áp dụng mức thuế suất là 0,03%. Giá đất tính thuế là giá theo mục đích sử dụng được UBND tỉnh phê duyệt có thời hạn trong nhiệm kỳ 5 năm. (Theo luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Đối tượng bị thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thông tư 153/2011/TT-BTC có quy định rất rõ tại điều 3 rằng người nộp thuế là những trường hợp sau:

– Người nộp thuế là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, có quyền sử dụng đất và thuộc đối tượng phải chịu thuế. Những mảnh đất phi nông nghiệp này bao gồm: đất ở tại nông thôn, đô thị; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm đất cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, đất là mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất khai thác khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác để để làm nguyên liệu,…

– Ngoài ra đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là những loại đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang nhân dân, nghĩa địa,…được các cá nhân, tổ chức sử dụng vào mục đích kinh doanh.

-Nếu cá nhân, tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người nào đang sử dụng đất đó phải là người chịu trách nhiệm nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong một số trường hợp khác

Trong trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án đầu tư thì người được cho thuê đất, giao đất trong quyết định giao đất cho thuê đất là người phải nộp thuế.

Người có quyền sử dụng đất mà cho thuê đất theo hợp đồng thì người trong hợp đồng có thoả thuận phải nộp thuế thì người đó có trách nhiệm nộp. Trường hợp hợp đồng không có thoả thuận thì người sở hữu quyền sử dụng đất là người phải nộp.

Trường hợp khi thu thuế đất mà đất đang có tranh chấp thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Nhưng việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Mà đây là quy định để gắn trách nhiệm cho người chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước mà thôi.

Người đại diện hợp pháp của mảnh đất đó là người phải có trách nhiệm nộp thuế nếu trên cùng mảnh đất có nhiều người có quyền sử dụng đối với một thửa đất.

Pháp nhân mới là người chịu trách nhiệm nộp thuế nếu người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng chính quyền sử dụng đất đó mà sau đó có hình thành pháp nhân sử dụng đất mới. Còn trường hợp không hình thành thì người có quyền sử dụng đất cũ đương nhiên là người có trách nhiệm nộp thuế.

Người được ký hợp đồng với nhà nước trong trường hợp thuê nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước thì là người nộp thuế chứ không phải người đi thuê lại phải nộp.

Trường hợp cuối cùng là được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án nhà ở, nhà cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất. Còn nếu đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế.

Đó là những quy định cụ thể đối với những trường hợp cụ thể sẽ phát sinh trong quá trình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong thực tế mà các bạn có thể căn cứ để nộp thuế sao cho đúng pháp luật.

luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Quy định về thời hạn nộp thuế theo luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

– Thời hạn nộp thuế lần đầu đối với người nhận được thông báo nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày thông báo được ban hành. Từ lần tiếp theo người nộp thuế có thể nộp trong năm trước 31/10 hằng năm là được.

– Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch nếu có, chậm nhất là ngày 31/3 năm dương lịch tiếp theo của năm tính thuế.

Trên đây là bài viết giới thiệu về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các quy định có liên quan đến loại thuế này để người dân có thể tham khảo và có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình cho nhà nước.

Hướng dẫn cách tính thuế chuyển quyền sử dụng đất

Thuế chuyển quyền sử dụng đất là lệ phí trực thu phải nộp khi có giao dịch chuyển nhượng hoặc tặng cho của cá nhân, tổ chức mỗi khi phát sinh việc chuyển quyền sử dụng đất. 

Đối tượng phải nộp thuế là cá nhân hay tổ chức đang sở hữu thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo quy định pháp luật hiện hành việc tính thuế được thực hiện như sau:thuế chuyển quyền sử dụng đất

Cách tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất

thuế chuyển quyền sử dụng đất

Từ ngày 01/01/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có hiệu lực, tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất được thay thế bằng tiền thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trường hợp có sự chênh lệch khi chuyển đổi đất cho nhau thì bên nhận phải có trách nhiệm nộp thuế. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

Tiền thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp = Diện tích đất x Giá đất x Thuế suất

Trong đó:

– Diện tích đất tính bằng m2

– Giá đất lấy trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc khung giá đất nhà nước, tùy thuộc vào việc lấy giá cao hơn.

– Theo pháp luật hiện hành, thuế suất là 10% đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… và 20% đối với đất ở, đất xây dựng công trình… Trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất lần thứ hai trở đi mà lần đầu đã nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thì thuế suất là 5%. Trường hợp trao đổi đất có phần chênh lệch về giá trị thì thuế suất là 5% trên phần chênh lệch.

Lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Ngoài việc người chuyển nhượng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thì lệ phí trước bạ lại là khoản phí dành cho những tổ chức, cá nhân phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không tính trường hợp được miễn không cần phải nộp lệ phí trước bạ.

Tiền phải nộp đất = Diện tích đất x Giá đất x Lệ phí trước bạ 0.5%

Trong đó:

  • Diện tích đất tính theo m2
  • Giá đất ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc theo giá đất của Ủy ban nhân dân của đất, nếu chênh lệch thì lấy giá cao hơn.

Vậy trường hợp nào không phải nộp lệ phí trước bạ?

  • Đầu tiên là những người thân trong gia đình với nhau ( ông bà, cha mẹ, con cháu, con nuôi hay con đẻ, con dâu hay con rể, anh. chị, em ruột thịt) sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Là nhà ở riêng lẻ trong một hộ gia đình.
  • Trường hợp là hộ nghèo, vùng dân tộc thiểu số, nằm trong chương trình phát triển xã hội các vùng đặc biệt, vùng sâu, vùng xa cũng được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Những chi phí khác khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Lệ phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 

Diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nhân với khung giá nhà nước quy định đối với mỗi loại đất.

Khung giá đất trên địa bàn được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành hàng năm.

  • Chi phí đo đạc địa chính, phí đo đất làm sổ đỏ

Đơn vị đo đạc địa chính là đơn vị tư nhân hoặc chuyên viên cơ quan hành chính nhà nước. Chi phí dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng trên 1 hồ sơ.

  • Lệ phí đăng ký biến động đất đai:

Lệ phí này do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố quy định. Lệ phí trung bình khoảng 1 triệu đồng.

  • Lệ phí cấp đổi sổ mới:

Lệ phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố quy định

Những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất được miễn không phải đóng thuế theo pháp luật hiện hành

Trên thị trường đất đai đầy biến động. việc nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất là trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện của người có nhu cầu chuyển nhượng đất, nhưng có những thành phần lại được ưu tiên không phải đóng thuế. Vậy những trường hợp đó là ai?

thuế chuyển quyền sử dụng đất

  • Thứ nhất đất đó thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình được cơ quan nhà nước bàn giao cho quản lý.
  • Ngược lại là tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình trả lại đất cho cơ quan nhà nước trong trường hợp tự nguyện hoặc thu hồi, toàn bộ hoặc một phần theo quy định.
  • Chuyển quyền sử dụng đất cho người được thừa kế theo quy định của pháp luật; trường hợp tách khẩu hoặc vợ chồng ly dị
  • Tổ chức, cá nhân đã đăng ký kinh doanh bất động sản, và cho thuê đất có nhà và tài sản trên đó.

Các trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm có: Chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng bất động sản giữa những người thân trong gia đình, ruột thịt hoặc con nuôi, dâu, rể. Cá nhân chỉ có một bất động sản chuyển nhượng cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là những thông tin và điều khoản cơ bản của thuế chuyển quyền sử dụng đất để các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng lưu ý trong quá trình làm việc tránh những sai sót không đáng có.