Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì? Nên đặt tiền cọc bao nhiêu? Khi mà bất động sản trong 10 năm trở lại đây đang gây sốt thì càng nhiều khách hàng có nhu cầu mua bán nhà đất. Nhằm giải đáp những thắc mắc trên mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là mẫu văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa người bán và người mua về vấn đề tiền cọc khi mua bán nhà đất. Đây là khoản tiền cọc đóng vai trò như biện pháp bảo đảm quá trình mua bán diễn ra thuận lợi, đồng thời ràng buộc nghĩa vụ của hai bên. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà cũng như hướng dẫn cách viết hợp đồng chính xác nhất.
Table of Contents
Vậy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là gì?
Căn cứ Khoản 1, Điều 328, Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là hợp đồng giữa người bán và người mua sau khi đã đạt thỏa thuận mua bán nhà, đất. Hợp đồng đặt cọc được lập ra để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và được lập thành văn bản.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà mới nhất
Giai đoạn đầu tiên trong khoản giao dịch mua bán nhà đất chính là đôi bên ký kết hợp đồng thỏa thuận đặt cọc. Dưới đây là mẫu hợp đồng đơn giản và đầy đủ tính chất pháp lý mà bạn có thể tham khảo
Hướng dẫn cách viết hợp đồng mua bán nhà
Dưới đây là những hướng dẫn và những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng này.
Hướng dẫn cách viết hợp đồng Thông tin các bên tham gia giao dịch
Phải ghi rõ ai là người đặt cọc, ai là người nhận cọc bằng việc ghi chính xác những thông tin về họ và tên, năm sinh, số chứng minh (hoặc căn cước công dân) cùng với thông tin trên sổ hộ khẩu thường trú.
Đối tượng hợp đồng: Số tiền đặt cọc phải được viết bằng chữ số và chữ viết. Sử dụng đơn vị tính là tiền Việt Nam.
Thông tin về thửa đất cần ghi chính xác và giống với thông tin có trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm:
- Địa chỉ (ghi cụ thể số nhà, đường, xã/phường)
- Diện tích, số thửa, số tờ bản đồ (lưu ý về thời hạn sử dụng đất và nguồn gốc thửa đất).
Những lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Đối với trường hợp có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nền thì phải kiểm tra xem bên bán đã đăng ký và có giấy chứng nhận sở hữu không? Nếu bên bán không có thì tiến hành kiểm tra hiện trạng thực tế của nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó.
Giá chuyển nhượng và phương thức đặt cọc là do các bên thỏa thuận.Tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên sổ nhà đất là do các bên thỏa thuận. Thực tế hiện nay thường là bên mua (bên đặt cọc thực hiện).
- Về xử lý tiền đặt cọc:
Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, tiền đặt cọc hợp đồng được xử lý trong các trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Hợp đồng đã tiến hành giao kết thực hiện. Tiền đặt cọc đã được trả lại cho bên đặt cọc hoặc đã trừ nhằm hoàn thành nghĩa vụ trả tiền;
+ Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết thực hiện hợp đồng thì tất cả tài sản đã tiến hành đặt cọc trước đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;
+ Trường hợp 3: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết và không thực hiện theo hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc những tài sản đã cọc trước đó và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có điều thỏa thuận khác.
Trường hợp vi phạm hợp đồng đặt cọc bán đất, các bên có thể tự thương lượng hoặc giải quyết theo hướng tố tụng dân sự tại tòa án.
Các nội dung liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Đặt cọc bao nhiêu là phù hợp?
HIện nay, pháp luật hiện hành không quy định mức tiền để đặt cọc mua bán nhà đất. Vậy nên, số tiền này tùy thuộc vào các bên tham gia giao dịch thỏa thuận với nhau cho phù hợp. tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro, các bạn nên thỏa thuận tiền cọc ở mức dưới 30% giá trị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hợp đồng đặt cọc có cần được công chứng không?
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc những bên tham gia giao dịch là tổ chức đang hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu thỏa thuận của các bên;
Căn cứ quy định trên, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc có công chứng hay không do sự thỏa thuận của người bán và người mua. Nhưng nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro thì các bên tham gia hoàn toàn có thể yêu cầu hợp đồng đặt cọc có dấu công chứng để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.
Ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những hình thức được sử dụng thông dụng trong giao dịch nhà đất nhằm tạo tiền đề chắc chắn và an toàn về mảnh đất mình sắp mua bán không bị chuyển nhượng cho người khác. Do đó mỗi người chúng ta nếu có nhu cầu mua bán nhà nên tìm hiểu cẩn thận những vấn đề về hợp đồng, vì đây là văn bản có giá trị về mặt pháp lý.