Những điều nên lưu ý khi lập hợp đồng đặt cọc mua nhà

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là một trong những loại hợp đồng vô cùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng không phải ai cũng biết các đặc điểm của hợp đồng và thường hay mắc các lỗi lúc soạn thảo. 

hợp đồng đặt cọc mua nhà

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Hiện nay, hợp đồng đặt cọc mua nhà không có khái niệm cụ thể. Có thể suy luận như sau:

Đặt cọc (theo pháp luật dân sự) là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một số tiền hoặc  đá quý, kim khí quý, hoặc vật chất có giá trị khác (hay còn gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết và buộc bên kia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, mục đích đặt cọc là mua nhà, mua đất hoặc bất kỳ mục đích hợp pháp nào.

Hợp đồng đặt cọc mua nhà hay được giao kết trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Khi hợp đồng được thực hiện thì tài sản đã đặt cọc sẽ trả lại cho bên đặt cọc.

Trong trường hợp, nếu bên mua nhà từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên kia, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Còn nếu bên có nhà muốn bán từ chối việc thực hiện hợp đồng thì bắt buộc trả lại cho bên kia tài sản đặt cọc và một số tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp 2 bên thỏa thuận khác.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà có những đặc điểm gì?

Giống như các mẫu hợp đồng khác thì hợp đồng đặt cọc mua nhà cũng có các điều khoản bắt buộc và các điều tùy nghi.

Các điều khoản bắt buộc bao gồm thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc; đối tượng hợp đồng; thời hạn thanh toán; thời gian giao nhận;…Còn lại là các điều khoản tùy nghi.

Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà tại đây: https://thuvienphapluat.vn/hopdong/117/HOP-DONG-DAT-COC-mau-2

Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà hay không?

hợp đồng đặt cọc mua nhàHợp đồng đặt cọc mua nhà vốn xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, không có bất kỳ văn bản pháp luật nào bắt buộc hợp đồng đặt cọc mua nhà phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Pháp luật chỉ chỉ quy định công chứng các loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất.

Mặc dù là vậy nhưng các bên vẫn nên thương lượng công chứng, chứng thực hợp động để tránh các tranh chấp có thể xảy ra. 

Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua nhà sẽ bị xử lý như thế nào?

Hợp đồng đặt cọc mua nhà bắt buộc phải có chữ “đặt cọc” nếu không có thể chịu phạt đặt cọc. Điều này tránh các trường hợp mua bán nhà đất trá hình, gây nhiễu loạn trật tự. 

Tuy nhiên, nếu bên có ý định mua giao tiền cho bên có nhà nhưng không thỏa thuận theo dạng đặt cọc hay chỉ có giấy biên nhận tiền không ghi là tiền đặt cọc thì sẽ không bị phạt. Trong trường hợp trên giấy biên nhận tiền không có từ đặt cọc hoặc liên quan đến đặt cọc thì nghĩa vụ của các bên vi phạm sẽ khác. 

Nếu nhận một khoản tiền mà không có thỏa thuận là đặt cọc thì tài sản đó sẽ là “tiền trả trước”. Số tiền trả trước như một khoản tiền đảm bảo bên kia thực hiện nghĩa vụ. Qua đó, bạn nên lưu ý hết sức đến vấn đề này. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp vì mắc lỗi này mà không thể phạt đặt cọc khi một bên vi phạm.

Trường hợp một bên thực sự vi phạm nghĩa vụ đặt cọc hoặc nghĩa vụ giao tài sản trong hợp đồng thì sẽ có các chế tài khác nhau. Các bạn có thể tìm đọc Bộ luật Dân sự 2015, Điều 328, khoản 2 để hiểu rõ hơn. Tóm gọn là các bên cần thực hiện đúng nghĩa vụ đặt cọc và trả cọc theo đúng thời hạn và cách thức quy định trong hợp đồng, trường hợp hợp đồng không quy định thì sẽ giải quyết theo pháp luật.

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng đặt cọc mua nhà. Dựa vào đó, mong rằng các bạn đã rút được các kinh nghiệm trước khi giao kết hợp đồng này, đồng thời tránh các rủi ro và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chúc các bạn thành công.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chi tiết nhất năm 2021

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì? Nên đặt tiền cọc bao nhiêu? Khi mà bất động sản trong 10 năm trở lại đây đang gây sốt thì càng nhiều khách hàng có nhu cầu mua bán nhà đất. Nhằm giải đáp những thắc mắc trên mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.

 Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là mẫu văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa người bán và người mua về vấn đề tiền cọc khi mua bán nhà đất. Đây là khoản tiền cọc đóng vai trò như biện pháp bảo đảm quá trình mua bán diễn ra thuận lợi, đồng thời ràng buộc nghĩa vụ của hai bên. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà cũng như hướng dẫn cách viết hợp đồng chính xác nhất. 

Vậy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là gì?

 Căn cứ Khoản 1, Điều 328, Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là hợp đồng giữa người bán và người mua sau khi đã đạt thỏa thuận mua bán nhà, đất. Hợp đồng đặt cọc được lập ra để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và được lập thành văn bản.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà mới nhất

hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đơn giản và đầy đủ nhất.

 Giai đoạn đầu tiên trong khoản giao dịch mua bán nhà đất chính là đôi bên ký kết hợp đồng thỏa thuận đặt cọc. Dưới đây là mẫu hợp đồng đơn giản và đầy đủ tính chất pháp lý mà bạn có thể tham khảo

Hướng dẫn cách viết hợp đồng mua bán nhà

Dưới đây là những hướng dẫn và những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng này.

Hướng dẫn cách viết hợp đồng Thông tin các bên tham gia giao dịch

Phải ghi rõ ai là người đặt cọc, ai là người nhận cọc bằng việc ghi chính xác những thông tin về họ và tên, năm sinh, số chứng minh (hoặc căn cước công dân) cùng với thông tin trên sổ hộ khẩu thường trú.

Đối tượng hợp đồng: Số tiền đặt cọc phải được viết bằng chữ số và chữ viết. Sử dụng đơn vị tính là tiền Việt Nam. 

 Thông tin về thửa đất cần ghi chính xác và giống với thông tin có trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm:

  • Địa chỉ (ghi cụ thể số nhà, đường, xã/phường)
  • Diện tích, số thửa, số tờ bản đồ (lưu ý về thời hạn sử dụng đất và nguồn gốc thửa đất).

 Những lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Đối với trường hợp có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nền thì phải kiểm tra xem bên bán đã đăng ký và có giấy chứng nhận sở hữu không? Nếu bên bán không có thì tiến hành kiểm tra hiện trạng thực tế của nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó.

Giá chuyển nhượng và phương thức đặt cọc là do các bên thỏa thuận.Tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên sổ nhà đất là do các bên thỏa thuận. Thực tế hiện nay thường là bên mua (bên đặt cọc thực hiện).

  • Về xử lý tiền đặt cọc:

Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, tiền đặt cọc hợp đồng được xử lý trong các trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Hợp đồng đã tiến hành giao kết thực hiện. Tiền đặt cọc đã được trả lại cho bên đặt cọc hoặc đã trừ nhằm hoàn thành nghĩa vụ trả tiền;

+ Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết thực hiện hợp đồng thì tất cả tài sản đã tiến hành đặt cọc trước đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;

+ Trường hợp 3: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết và không thực hiện theo hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc những tài sản đã cọc trước đó và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có điều thỏa thuận khác. 

Trường hợp vi phạm hợp đồng đặt cọc bán đất, các bên có thể tự thương lượng hoặc giải quyết theo hướng tố tụng dân sự tại tòa án.

Các nội dung liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà 

Đặt cọc bao nhiêu là phù hợp?

HIện nay, pháp luật hiện hành không quy định mức tiền để đặt cọc mua bán nhà đất. Vậy nên, số tiền này tùy thuộc vào các bên tham gia giao dịch thỏa thuận với nhau cho phù hợp. tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro, các bạn nên thỏa thuận tiền cọc ở mức dưới 30% giá trị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hợp đồng đặt cọc có cần được công chứng không?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc những bên tham gia giao dịch là tổ chức đang hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu thỏa thuận của các bên;

Căn cứ quy định trên, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc có công chứng hay không do sự thỏa thuận của người bán và người mua. Nhưng nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro thì các bên tham gia hoàn toàn có thể yêu cầu hợp đồng đặt cọc có dấu công chứng để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.

Ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những hình thức được sử dụng thông dụng trong giao dịch nhà đất nhằm tạo tiền đề chắc chắn và an toàn về mảnh đất mình sắp mua bán không bị chuyển nhượng cho người khác. Do đó mỗi người chúng ta nếu có nhu cầu mua bán nhà nên tìm hiểu cẩn thận những vấn đề về hợp đồng, vì đây là văn bản có giá trị về mặt pháp lý.