Tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua được đánh giá là thuộc hàng đầu thế giới. Điều đó có sự góp công không nhỏ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu và xem thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm để thấy được tốc độ phát triển của dòng vốn này cũng như tác động của nó vào kinh tế Việt Nam.
Tìm hiểu về vốn FDI
FDI là viết tắt của cụm từ tiếng anh Foreign Direct Investment, có nghĩa là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài này là do các công ty hoặc cá nhân người nước ngoài đầu tư vào các quốc gia. Đây là hình thức đầu tư dài hạn và được thực hiện bằng việc đặt các cơ sở sản xuất, kinh doanh để dùng nguồn lao động tại các quốc gia bản địa.
Hoạt động đầu tư FDI chính là khả năng kinh doanh hoặc mua tài sản kinh doanh ở nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia có vốn đầu tư lớn và dư địa trong nước đã hết. Họ tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu vì thế mở rộng hoạt động sản xuất ra các nước khác, vừa tận dụng dư địa thị trường vừa tận dụng nguồn nhân lực ở các quốc gia bản địa nơi họ đặt nhà máy.
Phân tích, đánh giá thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm
Theo Tổng cục Thống kê, thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm đưa ra được những chỉ số đều tăng qua mọi thống kê và đánh giá nguồn vốn này vào nước ta.
Tính đến năm 2018, 19 ngành đã được đầu tư vào Việt Nam và chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Hai ngành này chiếm tới 57% tổng số vốn đã hoạt động và đăng ký ở nước ta.
Hoạt động kinh doanh bất động sản là hoạt động đứng thứ hay về số vốn đổ vào Việt Nam qua hình thức FDI. Với 17% tổng số vốn đã đầu tư đó là các dự án nghỉ dưỡng, bất động sản biển, nhà ở,…Lĩnh vực thứ ba mà dòng vốn này quan tâm chính là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 7% vốn đăng ký.
Dù bị ảnh hưởng của đại dịch, xong năm 2019 và năm 2020 chúng ta vẫn đón nhận những kết quả rất tích cực. Với số vốn kết thúc năm 2018 mới chỉ đạt gần 20 tỷ đô la nhưng đến năm cuối năm 2020 theo bộ kế hoạch đồng tư thống kê được số vốn đã đầu tư và đăng ký mới đã lên tới 26,43 tỷ đô la.
Theo đó, đã có 17,2 tỷ USD đã thực hiện các dự án đầu tư và có đến 2313 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong năm vừa qua. Số dự án có vốn điều chỉnh tăng là 1051 dự án đạt 6,3 tỷ USD.
Đến đây có thể thấy được rằng, dù có bị đại dịch tàn phá thế nhưng do kiểm soát tốt dịch bệnh cùng với hành lang pháp lý rộng mở. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam vẫn có những điểm sáng và tín hiệu tích cực.
Ngoài dòng vốn trực tiếp chảy vào các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và bất động sản,…thì có dòng vốn đăng ký gián tiếp thông qua 5812 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng là những con số rất đáng kể. Đã có hơn 6,5 tỷ USD tổng giá trị góp vốn chảy vào nước ta qua kênh thu hút này chỉ trong 2 năm vừa qua.
Chúng ta có thể đánh giá được rằng, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta trong những năm qua không thể không kể đến công lao của dòng vốn FDI này. Nó đã kéo thị trường Việt Nam phát triển tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như nâng kim ngạch xuất nhập khẩu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu sau nhiều năm nhập siêu. Bên cạnh đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp trong nước luôn vận động, phát triển thành các công ty lớn.
Đặc điểm nguồn vốn đầu tư FDI
Đặc điểm đầu tiên cũng là đặc điểm rõ nhất của nguồn vốn tư bản này chính là mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Đây là hình thức đầu tư đầy hiệu quả, phát huy hết khả năng sinh lời của vốn.
Đặc thứ hai đó là hành lang pháp lý nghiêm ngặt của các quốc gia tiếp nhận đầu tư để quá trình đầu tư, kinh doanh chủ đầu tư chỉ nhận được thu nhập kinh doanh chứ không được coi là lợi tức.
Thứ ba, chủ đầu tư được quyết định các vấn đề liên quan đến sản xuất, đầu tư hay rủi ro doanh nghiệp, lựa chọn hình thức, lĩnh vực đầu tư và các ưu đãi giống như với các doanh nghiệp trong nước để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất.
Ở bài viết thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm này chúng tôi vừa muốn đưa ra hình ảnh tổng quan nhất về nguồn vốn này cho nhiều bạn tìm hiểu, cũng như những đánh giá về dòng vốn này với kinh tế Việt Nam, cho các bạn có thể hiểu sâu hơn được về dòng vốn quan trọng này.