Cây xanh, bể cá đang là xu thế cho không gian sống hiện đại, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên chi phí cho xây dựng cảnh quan sân vườn, bể cá non bộ thường rất cao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết cách xây bể cá xi măng ngoài trời, cách tính toán kích thước, vật tư và các lưu ý trong quá trình triển khai.
Table of Contents
Một số lưu ý trước khi xây bể cá
Sau khi tham khảo mẫu tiếp theo bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Khuôn hình của bể bạn mong muốn thế nào?
- Kích thước của bể dài, rộng hay có bán kính là bao nhiêu.
- Có đánh lòng máng hay giật cấp, tạo hình hộp góc vuông…
- Bể cá ngoài sân cần được đặt ở vị trí phù hợp với tuổi, mệnh gia chủ, tránh đại kỵ phù hợp với phong thủy bể cá cảnh ngoài trời.
Các khâu chuẩn bị trước khi tiến hành xây bể cá
Chuẩn bị về mặt bằng
Khi đã lên xong ý tưởng, bản thiết kế đã có. Bạn cần chuẩn bị một mặt bằng thật tốt để đảm bảo yêu cầu của bể cá, hãy thực hiện theo những bước sau đây:
- Dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng phẳng
- Đào đúng độ sâu yêu cầu chuẩn bị cho việc xây dựng bể cá ngoài trời
- Rải vôi và một số loại thuốc để diệt khuẩn độc hại – nấm mốc xung quanh trước khi thi công.
Chuẩn bị vật liệu
- Gạch M75 độ bền B5
- Cát vàng
- Xi măng
- Vật liệu chống thấm (cái này tùy thuộc vào cách làm chống thấm khác nhau).
- Nilon đen lót nền.
- Đất sét + đất đổ đầy chân bể.
- Các vật liệu: ống PVC, PR dẫn nước, đá xếp…
- Lưới ngăn, máy bơm, lọc nước bể cá ngoài trời
Ngoài những vật liệu thiết yếu trên bạn có thể mua thêm những đồ trang trí, cây xanh trồng ven bể tạo cảnh quan theo nhu cầu khác.
Quy trình xây bể cá ngoài trời
Đây là phần thi công nên tôi sẽ hướng dẫn mọi người theo từng bước thật chi tiết. Hãy đọc từng bước chi tiết sau đây nhé.
Tạo hình và đào đất tạo lòng bể
Để làm đúng ý tưởng ban đầu, bạn cần tạo hình bể cá thật cẩn thận. Bể có chắc chắn hay không là nhờ việc tạo hình thô này.
Dựa trên bản vẽ có sẵn, chúng ta đã có được độ rộng, độ nông sâu của bể. Nhất là những vị trí đạt độ thoải nhiều hay ít để tạo ra phần bể lõm cố định đầu tiên.
Công đoạn này khá đơn giản. Chúng ta cần sử dụng các công cụ đào đất như máy xúc, xẻng, cuốc… để thực hiện để đào bỏ lượng đất thừa đi. Tạo một hố sâu theo thiết kế của mình.
Làm đường dẫn – thoát nước
Sau khi tạo hình và đào bể bạn nên thi công luôn đường dẫn – thoát nước. Tránh sau này phá ra để làm mất công lại không đảm bảo khả năng thoát nước.
Làm lớp chống thấm bên ngoài
Để tránh cho nước – độ ẩm từ đất xung quanh ngấm vào thành bể rồi ngấm tiếp vào nước bên trong bể nuôi cá.
Chúng ta cần làm ra một lớp ngăn bên ngoài giữa chúng.
Để tạo một lớp chống thấm ngược cho bể cá ngoài trời.
Chúng ta có thể sử dụng cách dùng một lớp nilon dày phủ bên ngoài
Đây là cách thường được lựa chọn nhiều nhất. Phủ một lớp nilon xuống nền đất. Sau đó mới trộn vữa và đổ lớp bê tông tạo bề mặt phẳng – lớp đệm cho bể cá.
Xây gạch – trát vữa bề mặt
Lựa chọn hoàn hảo nhất cho cách xây bể cá xi măng ngoài trời đó là dùng gạch M75 để xây khung bể.Vì vừa dễ cho thi công vừa linh hoạt cho những vị trí cần độ cong của bể.
Cần xây tường 10cm, các mạch cần no vữa và đều.
Khi đã xây xong nên để cho gạch khô từ 2- 3 ngày rồi mới trát tiếp lớp vữa đầu tiên lên bề mặt gạch. Rồi đặt thêm lưới gia cố lực, chống thấm xuôi lên bề mặt.
Tiếp tục trát thêm một lớp vữa thứ 2 lần này có trộn kèm dung dịch chống thấm.
Kinh nghiệm xây dựng bể cá đẹp tại nhà
Trên đây là toàn bộ các bước để thi công nên một bể cá ngoài trời cho nhà bạn về phần thô. Giờ mới đến lượt bạn sáng tạo thêm không gian non bộ hay lắp đặt các loại hệ thống cấp – thoát nước, sủi bọt khí….
Lắp thiết bị bể cá và trang trí cây thủy sinh
Một bước tạo nên tính thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn viên ngôi nhà đó là trang trí cảnh giả cho bể ngoài trời.
Đồng thời cũng nên trồng cây xanh trên mặt bể, làm nền đất, trồng thủy sinh dưới nước cho bể.
Xếp đá xây bể cá
Xếp đá thì có rất nhiều cách tùy theo cách sáng tạo của từng người hoặc bạn cũng có thể tham khảo một số mẫu để làm theo.
Cây thủy sinh trồng trong bể cá ngoài trời
Thủy sinh ngoài trời hoàn toàn rất dễ sinh trưởng, không kén như dùng cho những bể trong nhà do bị hạn chế ánh sáng, oxy… Nên bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại thủy sinh khác nhau.
Đây là những loại cây thủy sinh phổ biến bạn nên trồng trong bể ngoài trời:
- Cây rong la hán xanh
- Cỏ cọp
- Cỏ dùi trống
- Rong đuôi chó
- Cây rêu Fissidens fontanus
Một số mẫu thiết kế bể cá xi măng đẹp
Để có thể tự xây bể cá, điều đầu tiên bạn cần có ý tưởng, lên bản vẽ thiết kế sơ bộ về kích thước, ý đồ sắp đặt…
Để dễ hình dung bạn có thể tham khảo một số bể cá xi măng ngoài trời đơn giản đẹp do mình tìm hiểu sau đây:
Trên đây là cách xây hồ cá xi măng ngoài trời đơn giản tiết kiệm tại nhà. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng trang trí để sân vườn nhà mình thêm sinh động, hợp thẩm mỹ.